Tìm hiểu về một số bệnh ngoài da thường gặp và cách phòng điều trị
Làn da là bộ phận nhảy cảm cở cơ thể, là nơi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân từ môi trường bên ngoài do đó rất dễ bị các tác nhân tấn công và xâm nhập. Cùng điểm qua X bệnh ngoài da thường gặp và cách phòng điều trị qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Các bệnh ngoài da thường gặp thường gặp
Bệnh hắc lào
Hắc lào là bệnh thường gặp ở những quốc gia có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Bệnh do một số loại nấm và vi khuẩn gây ra. Triệu chứng của bệnh là xuất hiện các đốm tròn đỏ dưới da sau đó bong tróc kèm theo triệu chứng ngứa ngáy. Bệnh thường lây lan từ người sang người qua đường nước sinh hoạt dùng chung, dùng chung quần áo, khăn tắm hay tiếp xúc với các loài động vật bị nhiễm vi khuẩn hắc lào.
Bệnh vảy nến
Vảy nến là loại bệnh mã tính trên da do quá trình tăng sinh tế bào. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến là do rối loạn hệ miễn dịch trên cơ thể người và liên quan đến gen di truyền. Một số yếu tố môi trường ngoài cũng là tác nhân gián tiếp khiến bệnh phát triển nhanh và mạnh hơn như thời tiết thay đổi, nguồn nước sử dụng không đảm bảo, stress trong khoảng thời gian dài…
Biểu hiện thường thấy ở bệnh vảy nến là xuất hiện những mảng màu đỏ, bong tróc trên bề mặt của da. Vẩy nến thường xuất hiện trên da ở các vùng đầu gối, da đầu, cùi chỏ… và được chia làm các dạng như:
- Vảy nến mủ
- Vảy nến giọt
- Vảy nến đỏ da
- Vảy nến mảng
Bệnh vảy nến là bệnh không lây lan tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu thì bệnh này lại có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là loại bệnh hình thành do phản ứng của da dưới sự thay đổi của thời tiết, môi trường sống. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các mảng mề đay đỏ trên da kèm theo triệu chứng ngứa khó chịu. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở trẻ em do ở trẻ hệ miễn dịch còn non yếu chưa hoàn chỉnh.
Trứng cá
Bệnh trứng các hay còn gọi là mụn trứng cá là một loại bệnh da liễu do quá trình viêm nang chân lông- bã nhờn. Cơ chế gây bệnh được cho là do quá trình bài tiết và đào thải các chất bã nhờn, bụi bẩn dưới da khi lỗ chân lông bị tắc nên không bài tiết ra ngoài được dẫn đến tích tụ thành các mụn trứng cá.
Bệnh được chia làm 3 dạng từ nhẹ tới nặng:
- Trứng cá nhẹ: là các mụn nhỏ đầu đen, và đầu trắng được bao bọc bởi một lớp màng mỏng. Các mụn này thường tự khoier sau 1-2 tuần mà không ảnh hưởng gì nhiều đến da.
- Trứng cá vừa: Là các mụn trứng cá có nốt sần đỏ, mụn thường có kích thước lớn hơn và sần sùi trên da. Các mụn này thường tự khỏi nếu có biện pháp vệ sinh và ăn uống ngủ nghỉ hợp lý. Tuy nhiên chúng rất dễ tái phát nếu bạn sử dụng các đồ ăn cay nóng hay uống rượu bia.
- Trứng cá nặng: Là các mụn nhọt có kích thước lớn, bên trong có rất nhiều mủ,máu và gây cảm giác đau rát.
Bệnh ghẻ nước
Bệnh ghẻ nước là bệnh do một loại ký sinh trùng có tên khoa học là Sarcoptes scabie hominis gây nên. Chúng thường xâm nhập và ký sinh ở lớp á sừng dưới da. Tại đây, chúng đẻ trứng và sinh sản rất nhanh tạo nên các mụn nước trên bề mặt da.
Bệnh được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Khi kí sinh trùng bắt đầu xâm nhập dưới da khoảng 1 tuần sẽ xuất hiện các triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu nhất là vào ban đêm
- Gai đoạn sau: Xuất hiện các mụn nước dày đặc trên da. Đây chính là noi ký sinh trùng ẩn náu và sinh sản.
Bệnh ghẻ nước nếu không có biện pháp phòng và điều trị có thể dẫn đến các biến chứng để lại sẹo, gây nhiễm trùng da và nguy hiểm hơn có thể gây viêm cầu thận.
Bệnh zona
Bệnh zona hay còn được gọi là zona thần kinh là loại bệnh do virus Varicella gây nên. Đây là loại virus gây bệnh thủy đậu sau khi khỏi vẫn ẩn náu trong các tế bào thần kinh dưới dạng không hoạt động và bị kiềm chế bới hệ miễn dịch của cơ thể. Khi hệ miễn dịch trên cơ thể bị suy yếu là điều kiện lý tưởng để các virus này hoạt động trở lại.
Biểu hiện của bệnh là nổi các mụn nước đỏ tại 1 vùng nhất định trên da kèm theo triệu chứng đau rát. cùng với quá trình hình thành mụn là các biểu hiện sốt nhẹ, sưng hạch khiến người bị bệnh chán ăn, stress…
Phòng và điều trị các bênh ngoài da
Phòng bệnh ngoài da
Một số biện pháp phòng tránh các bệnh ngoài da:
Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Bạn nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày để loại bỏ các bụi bẩn, bã nhờn, vi sinh vật trên da nhất là sau khi vận động, chơi thể thao…
sử dụng nguồn nước sinh hoạt và ăn uống phải đảm bảo trong sạch, không chứa các vi sinh vật gây bệnh. Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên chuẩn bị cho gia đình mình một sản phẩm máy lọc nước gia đình để tạo ra nguồn nước an toàn cho sức khỏe. Nước qua các sản phẩm máy lọc nước gia đình sẽ được loại bỏ hoàn toàn các vi sinh vật, hóa chất, kim loại nặng gây bệnh nên bạn hoàn toàn có thẻ yên tâm sử dụng.
Chế độ ăn uống và luyện tập
Bạn nên xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học ddamrr bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể giúp duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh và hệ miễn dịch luôn trong trạng thái tốt nhất. Hạn chế ăn các đồ ăn có tính cay nóng, hay sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Tạo môi trường sống trong sạch
Bạn cần vệ sinh môi trường sống xung quanh trong sạch, thoáng đãng để hạn chế tối đa môi trường mà các vi sinh vật gây bệnh có thể trú ngụ ẩn náu. Đặc biệt các vật dụng trong gia đình cũng như quần áo phải được trường xuyên lau chùi và vệ sinh sạch sẽ.
Điều trị
Tùy theo từng loại bệnh mà cố một loại thuốc điều trị khác nhau. Khi có dấu hiệu mắc bệnh bạn cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Không nên tự ý chữa trị vì có thể khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc sát trùng da, nước rửa vết thương để vệ sinh những vùng da vị tổn thương nhằm hạn chế baanhj lây lan sang các vùng khác.
Xem thêm: Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ